1. Bệnh hepatozoonosis là gì?

Hepatozoonosis là một căn bệnh nhiễm ký sinh trùng ở chó, gây ra bởi sinh vật nguyên sinh (sinh vật đơn bào) được gọi là Hepatozoon. Có hai chủng khác nhau có thể gây bệnh hepatozoonosis: Hepatozoon canis và Hepatozoon americanum. Bệnh này rất khó điều trị và có thể gây tử vong ở những con chó có dấu hiệu bị bệnh.

Hepatozoon canis

Bệnh này do động vật nguyên sinh Hepatozoon canis gây ra và lây truyền qua ve chó nâu.

Được tìm thấy trên khắp Nam Âu, Châu Phi, Trung Đông, Ấn Độ, Đông Nam Á và Quần đảo Thái Bình Dương. Việt Nam cũng là 1 trong số đó.

Gần đây bệnh viện thú y Kim Sơn có tiếp nhận bé chó tên Si, hơn 10 tuổi. Bé nhập viện trong tình trạng bỏ ăn, sụt cân, mỏi mệt, ít vận động, niêm mạc nhợt nhạt. Kết quả xét nghiệm cận lâm sàng cho thấy bạch cầu tổng số giảm, hồng cầu thấp, tiểu cầu giảm sâu. Khi bác sĩ tiến hành xét nghiệm kí sinh trùng máu đã phát hiện Hepatozoon canis.

(Ca bệnh nhiễm H. canis được điều trị tại bệnh viện thú y Kim Sơn)

 ( Hình ảnh Hepatozoon canis được ghi nhận tại phòng xét nghiệm của bệnh viện thú y Kim Sơn)

Hepatozoon americanum

Được tìm thấy phổ biến nhất ở miền Nam Hoa Kỳ, 1 số các trường hợp cá biệt xảy ra ở một số bang phía Bắc.

Bệnh do động vật nguyên sinh Hepatozoon Americanum gây ra và lây truyền qua bọ ve *Gulf Coast Tick. (*Gulf Coast Tick là 1 loài ve chích có nguồn gốc từ các bang ven biển phía đông nam của Hoa Kỳ).

(Gulf Coast Tick – ảnh sưu tầm)

Mặc dù cả hai loài đều gây bệnh hepatozoonosis, nhưng các triệu chứng ​​của bệnh và phương pháp điều trị là khác nhau.

2. Các triệu chứng của bệnh Hepatozoonosis ở chó

H.Americanum

Bao gồm sốt, trầm cảm, chán ăn, sụt cân, đau hoặc yếu cơ, khó di chuyển và chảy nước mắt, nước mũi. Khi khám trực tiếp, bác sĩ thú y có thể sẽ nhận thấy các hạch bạch huyết sưng lên. Các dấu hiệu của H. americanum có thể xuất hienj rồi biến mất; chó có thể trải qua các giai đoạn bệnh, sau đó sẽ khỏi bệnh và có các dấu hiệu tái phát sau đó. Nếu không điều trị, H. Americanum có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho mạch máu và thận. Tình trạng này thường gây tử vong trong vòng một năm sau khi bị nhiễm trùng.

H.canis

Thường không có dấu hiệu ốm đau, bệnh tật. Tuy nhiên, ở một số con chó có số lượng ký sinh trùng cao, bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn và có khả năng đe dọa tính mạng. Dấu hiệu phổ biến nhất là sốt, sụt cân và hôn mê. Khi đưa đến bác sĩ thú y kiểm tra thường xuất hiện tình trạng thiếu máu (số lượng hồng cầu thấp) và lá lách to.

3. Nguyên nhân nhiễm bệnh Hepatozoonosis ở chó

Ăn phải bọ ve bị nhiễm bệnh

Nuốt phải con mồi mang bọ ve nhiễm bệnh

4. Chẩn đoán bệnh Hepatozoonosis ở chó

Bác sĩ thú y sẽ kiểm tra thú cưng của bạn để tìm dấu hiệu đau và cứng khớp hoặc đau dữ dội ở vùng cột sống. Thực hiện xét nghiệm máu để phát hiện ra những bất thường bao gồm tăng bạch cầu, thiếu máu và số lượng tiểu cầu cao. Đôi khi các bạch cầu chứa ký sinh trùng, được gọi là Gamonts, có thể được xác định trên phết máu nhuộm màu, nhưng điều này hiếm gặp với Hepatozoon americanum.

H.canis

Dễ nhận thấy số lượng ký sinh trùng trong máu cao hơn nhiều so với mức bình thường. Sự hiện diện của H. canis trong tế bào bạch cầu có thể được phát hiện bằng cách phân tích máu dưới kính hiển vi.

H.Americaum

Thường được thực hiện bằng cách xác định các u nang được trên sinh thiết cơ. Đây là một thủ tục xâm lấn bao gồm việc lấy mẫu mô cơ thông qua một cây kim rỗng. Chụp X-quang cũng có thể cho thấy tổn thương xương với H. Americaum.

Xét nghiệm PCR được sử dụng để xác định tình trạng nhiễm trùng và phân biệt giữa H. Americanum và H. canis.

Không có xét nghiệm chính xác để xác định loài động vật nguyên sinh gây nhiễm trùng Hepatozoonosis. Bác sĩ thú y thường sẽ xác định bệnh dựa trên các triệu chứng và khu vực địa lý. Các trường hợp H. canis với mật độ ký sinh trùng thấp thường không có triệu chứng nên có thể sẽ không phát hiện được.

5. Bệnh Hepatozoonosis được điều trị như thế nào?

Việc điều trị bệnh hepatozoonosis phụ thuộc vào loài gây nhiễm trùng. Hepatozoonosis có thể được kiểm soát nhưng không thể điều trị dứt điểm, việc các triệu chứng trở lại là điều thường thấy. Việc điều trị các triệu chứng ở H. americanum khó hơn H. canis.

Bất kể loài gây bệnh hepatozoonosis nào, chó cũng có thể cần được chăm sóc hỗ trợ, bao gồm thuốc chống viêm để kiểm soát cơn đau hoặc sốt và truyền dịch qua đường tĩnh mạch nếu ăn uống không tốt. Ngoài ra cũng cần điều trị các bệnh nhiễm trùng khác do ve gây ra. Những con chó mắc bệnh hepatozoonosis phải được bắt đầu phòng ngừa bọ ve thường xuyên để ngăn ngừa tái nhiễm.

6. Có thể làm gì để ngăn ngừa bệnh Hepatozoonosis?

Phương pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa bệnh hepatozoonosis là ngăn ngừa tiếp xúc với bọ ve. Đảm bảo rằng thú cưng của bạn được bảo vệ bằng biện pháp phòng ngừa bọ ve hiệu quả, được bác sĩ thú y khuyên dùng. Vì bệnh hepatozoonosis cũng có thể mắc phải thông qua việc ăn phải các loài con mồi, nên việc hạn chế chó đi săn và nhặt rác sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm trùng.

7. Bệnh Hepatozoonosis có lây qua người không?

Bệnh hepatozoonosis không lây qua người.

Hi vọng những thông tin trên sẽ cung cấp cho các Sen kiến thức hữu ích về căn bệnh hepatozoonosis trên chó. Đây là  1 căn bệnh khá nguy hiểm và khó điều trị, vì vậy các Sen nên chú ý thực hiện biện pháp phòng ngừa bọ ve trước khi các chú chó bị nhiễm bệnh. Và nếu thấy thú cưng của mình có những triệu chứng mắc hepatozoonosis hãy liên hệ ngay thú y Kim Sơn để được tư vấn và chữa trị một cách  hiệu quả nhất nhé!

🏥BỆNH VIỆN THÚ Y KIM SƠN

CS1: 43 Vạn Kiếp, P3, Quận Bình Thạnh

CS2: 46E2 Nguyễn Văn Đậu, P6, Quận Bình Thạnh

CS3: 283 Lê Văn Lương, P.Tân Quy, Quận 7

CS4: 184 Phạm Văn Bạch, Phường 15, Quận Tân Bình

CS5: 123 đường 30/4, phường Đông Dương, tp.Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

📧Email: [email protected]

☎️ Hotline: 0936.223.149 – 0898.673.471 – 036.684.9911

Tiktok  : https://www.tiktok.com/@bvthuykimson

Facebook:

CS1  :  https://www.facebook.com/thuykimsonvankiep

CS2  :  https://www.facebook.com/thuykimsonnvd

CS3 :https://www.facebook.com/thuykimsonquan7/

CS4  :   https://www.facebook.com/thuykimsontanbinh/

CS5  :   https://www.facebook.com/profile.php?id=61554223317549

Đặt Lịch Hẹn


    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Tìm cửa hàng
    Gọi trực tiếp
    Chat ngay
    Chat trên Zalo